Quyết định số 36 - QĐ/BTV ngày 28/09/2011 của Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Thái Nguyên

 

ĐẢNG ỦY ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BAN THƯỜNG VỤ

Số:  36-QĐ/BTV

 

    ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

  Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9  năm 2011

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY ĐHTN

Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án

“Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,

giai đoạn 2011-2015”

 

 

Căn cứ Đề án số 08-ĐA/TU ngày 23/8/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về “Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở giai đoạn 2011-2015”;

Căn cứ Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở giai đoạn 2011-2015” của ĐHTN;

Xét đề nghị của Ban Dân vận.

 

                                          QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở giai đoạn 2011-2015” của ĐHTN.

Điều 2:  Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Ban xây dựng Đảng của Đảng ủy Đại học Thái Nguyên, các Đảng bộ, Chi bộ cơ sở, các tổ chức Đoàn thể trực thuộc Đại học Thái Nguyên và các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành.

 

 

Nơi nhận:

- BTVĐU ĐHTN (để báo cáo)

- BCĐ (để thực hiên)

- Như điều 2 (để thực hiện)

- Lưu VPĐU

T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ

 

 

 

 

 

Đặng Kim Vui

 

 

 

 

QUY CHẾ

Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng và

hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giai đoạn 2011-2015”

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 36-QĐ/BTV ngày 28/9/2011

của Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Thái Nguyên)

-----

 

Chương I

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

 CỦA BAN CHỈ ĐẠO

 

Điều 1:  Chức năng :

Tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ ĐHTN, Ban Thường vụ, trực tiếp là Thường trực Đảng ủy cụ thể hóa những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm tiếp tục phát huy quyền làm chủ của CBVC; đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ (QCDC) ở các loại hình cơ sở. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu cấp ủy khi thực hiện nhiệm vụ.

Điều 2:  Nhiệm vụ:

1- Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo

- Giúp cho Ban Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ chỉ đạo,  hướng dẫn, kiểm tra các Đảng ủy, Chi ủy cơ sở và Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở Đảng ủy, Chi ủy cơ sở về việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Tỉnh ủy và các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy ĐHTN về thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện QCDC ở cơ sở và kiến nghị, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy ĐHTN những chủ trương, giải pháp nhằm tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC; kiến nghị với BTV Đảng ủy ĐHTN xử lý những trường hợp vi phạm việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Đề nghị với Ban Thường vụ, Ban Chi ủy các đơn vị trực thuộc về những vấn đề cần quan tâm giải quyết để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

2- Nhiệm vụ của Thường trực Ban Chỉ đạo

- Tham mưu ban hành các văn bản của Ban chỉ đạo, giải quyết công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo;

- Phân công và đôn đốc các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đã được phân công

-Triệu tập, điều hành các cuộc họp của Ban chỉ đạo.

3- Nhiệm vụ của thành viên ban chỉ đạo

 a) Thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, chương trình công tác đã được Ban Chỉ đạo phân công.

- Trưởng ban: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước BCH Đảng bộ ĐHTN, Ban Thường vụ ĐHTN, Thường trực Đảng ủy ĐHTN về các hoạt động của Ban chỉ đạo; trực tiếp chủ trì các cuộc họp của Ban; ký các văn bản báo cáo Tỉnh ủy và BCH Đảng bộ ĐHTN, Ban Thường vụ ĐHTN, Thường trực Đảng ủy ĐHTN; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo.

- Phó trưởng ban: Giúp việc cho Trưởng ban và được Trưởng ban phân công phụ trách các khối hoặc các mặt công tác cụ thể.

- Các thành viên Ban chỉ đạo: thực hiện các công việc khi Trưởng ban chỉ đạo phân công.

b) Có trách nhiệm phối hợp với cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình để chỉ đạo trong hệ thống ngành dọc và tại cơ quan nhằm thực hiện nền nếp, thường xuyên và có hiệu quả QCDC ở cơ sở.

c) Có trách nhiệm báo cáo, phản ánh tình hình hoạt động của mình theo nhiệm vụ được phân công tại các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.

d)  Tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo và góp ý vào các văn bản khi được lấy ý kiến.

Điều 3:  Quyền hạn của thành viên Ban chỉ đạo

- Được trực tiếp liên hệ, làm việc và trao đổi với các Đảng uỷ, Chi ủy trực thuộc, các đoàn thể, CBVC ở cơ sở nơi được Ban chỉ đạo phân công phụ trách về thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Được quyền kiểm tra, nghiên cứu, khảo sát các loại hình cơ sở và nghe ý kiến của CBVC về những nội dung liên quan  đến việc triển khai xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Được quyền kiến nghị, đề xuất với Ban chỉ đạo, các cấp ủy đảng về chủ trương, giải pháp thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Được cung cấp thông tin và những tài liệu liên quan đến việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

 

 

Chương II

 

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

 

Điều 4:  Nguyên tắc làm việc:

Ban chỉ đạo làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ ĐHTN.

- Ban chỉ đạo họp bàn, quyết định các vấn đề theo nguyên tắc tập trung dân chủ; hoạt động theo kế hoạch công tác hàng năm, phục vụ kịp thời yêu cầu chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ ĐHTN.

- Trưởng Ban, Phó trưởng Ban Chỉ đạo có trách nhiệm dự các cuộc họp khi được Ban Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ ĐHTN triệu tập.

Điều 5:  Cơ quan thường trực:

Ban Dân vận Đảng ủy ĐHTN là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo; có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được phân công; thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị với Thường trực Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo và tổ thư ký, bảo đảm cho Ban Chỉ đạo hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Điều 6:  Tổ thư ký

- Tổ thư ký có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị và cá nhân liên quan chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo; chuẩn bị các văn bản báo cáo tổng hợp, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện QCDC ở cơ sở; chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp của Ban chỉ đạo, thường xuyên báo cáo, đề xuất với Ban chỉ đạo để có biện pháp chỉ đạo kịp thời việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Thành viên tổ thư ký được thường trực Ban chỉ đạo ủy nhiệm tham dự các cuộc họp chuyên đề về QCDC ở cơ sở; theo dõi nắm tình hình, tham gia các đoàn kiểm tra về thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Thành viên tổ thư ký có trách nhiệm giúp các thành viên Ban chỉ đạo theo dõi, tổng hợp, báo cáo về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; tham dự đầy đủ các phiên họp và cho ý kiến vào các văn bản khi được lấy ý kiến.

Điều 7:  Chế độ sinh hoạt

- Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở họp định kỳ 6 tháng một lần, khi có việc đột xuất có thể họp Thường trực Ban chỉ đạo.

- Trưởng ban, Phó ban Chỉ đạo chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham gia sinh hoạt đầy đủ và tích cực đóng góp ý kiến, trường hợp vắng mặt phải có lý do, cần thông báo cho cơ quan thường trực biết và cử người đại diện có trách nhiệm đi họp thay.

- Tùy theo tính chất của từng cuộc họp, Ban chỉ đạo có thể mời các đ/c lãnh đạo các đơn vị đến tham dự.

- Trong mỗi cuộc họp, cơ quan thường trực có trách nhiệm ghi biên bản đầy đủ và hoàn thiện văn bản sau cuộc họp.

Điều 8:  Quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo

- Ban chỉ đạo có trách  nhiệm giúp Ban Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và kiến nghị những vấn đề có liên quan đến việc tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở.

Ban chỉ đạo thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm về việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở với Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC các Đảng ủy, Chi ủy trực thuộc ĐHTN.

 

Chương III

 

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 9:  Ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có những điểm chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo BTV Đảng ủy ĐHTN xem xét, quyết định.

 

                                                  

Tin mới hơn

Tin cũ hơn