TS. Lương Thị Thúy Nga
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Email: luongnga@tnut.edu.vn
Tóm tắt: Thanh niên Việt Nam là lực lượng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh niên Việt Nam có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử. Vì vậy, cần phải chú trọng đến công tác giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho thanh niên. Bài viết tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, nêu thực trạng và đề xuất một số giải pháp giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Văn hóa ứng xử, Hồ Chí Minh, thanh niên
1. VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lỗi lạc. Người là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng và dân tộc Việt Nam - được cả nhân loại tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất. Ở Người, cái sâu thẳm nhất và cũng là tinh tuý nhất là ở chỗ Người là hiện thân của những giá trị văn hoá rực rỡ nhất, đẹp đẽ nhất.
Mỗi một cá nhân, con người đều có một cách ứng xử riêng. Với Hồ Chí Minh, trong cuộc đời hoạt động vô cùng phong phú của mình, Người đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc trong tất cả những ai đã được gặp Người. Giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, Người đã có một phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật gần như hoàn thiện, làm cho mọi người có thể cảm nhận thấy đầy đủ cái đẹp của cuộc sống cũng như cái cao thượng của nhân cách con người. Hay nói cách khác, ở Người những giá trị văn hoá đã thấm sâu vào mọi suy nghĩ, hành vi, hình thành một lối ứng xử riêng, giàu tính văn hoá.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu ta thấy rằng nét chung tạo nên tính chất nhất quán trong văn hoá ứng xử Hồ Chí Minh là sự chân thành, bình dị, tự nhiên, trong vắt như suối nguồn của một tâm hồn đại nhân, đại trí, đại dũng.
Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh được biểu hiện với những nội dung sau:
* Khiêm nhường, lịch lãm nhưng vẫn linh hoạt, chủ động, biến hoá
Chủ tịch Hồ Chí Minh dù ở địa vị cao song tất cả những ai tiếp xúc với Người đều thấy, Người luôn ẩn mình đi, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác và luôn quan tâm chu đáo đến mọi người xung quanh. Người không bao giờ tự đặt mình cao hơn người khác để đòi hỏi một sự suy tôn, tâng bốc càng không bao giờ tỏ thái độ vĩ đại để đòi hỏi người khác phải thừa nhận mình là vĩ đại mà Người luôn "biết đứng sau thiên hạ". Hồ Chủ Tịch chinh phục trái tim của nhân dân Việt Nam, trái tim của cả nhân loại không phải bằng tranh cãi hay bằng những lý luận cao siêu mà bằng chính cuộc sống giản dị, khiêm tốn, chân tình của mình.
Trong ứng xử với đồng bào, đồng chí, nhất là với bạn bè thế giới, Hồ Chí Minh thường không câu lệ về hình thức hay dễ bị ràng buộc bởi những lễ nghi ngoại giao trang trọng, cứng nhắc mà luôn có cách ứng xử linh hoạt, biến hoá đem lại hiệu quả cao và gây ngạc nhiên cho tất cả moi người. T
* Chân tình, nồng hậu, yêu thương, quý mến và trân trọng con người
Hồ Chí Minh có cách ứng xử rất tự nhiên, bình dị, rất cởi mởi chân tình và nồng hậu. Điều đó làm cho bất cứ ai gặp Người đều thấy thoải mái, tự nhiên, xua tan đi mọi sự e ngại hay sợ sệt bởi Người chủ động xóa bỏ đi mọi nghi thức, đi thẳng đến mọi trái tim mọi người bằng một tình cảm thân thiết, gần gũi như người nhà.
Trong phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh bao giờ cũng là thái độ yêu thương, quý mến và trân trọng con người. Chính vì vậy, đối với cán bộ và quần chúng nhân dân, phong cách ứng xử của Người vừa ân cần, niềm nở, vừa thân ái, nhiệt tình, khi cần thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình nghiêm khắc, nghiêm khắc với độ lượng, khoan dung để nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, vùi dập con người.
* Cảm hoá, khoan dung và đại lượng
Với Hồ Chí Minh, khoan dung là một trong những giá trị đạo đức trụ cột trong một nhân cách hoàn thiện bởi nhờ nó, Người có thể chia sẻ với những khổ đau của người lao động bị áp bức, với những dân tộc bị nô dịch. Người trở nên thân thương, gần gũi với người dân. Ngay cả những người không cùng ý thức hệ, thậm chí ở một chiều cạnh nào đó là "địch thủ" vẫn phải kính trọng thừa nhận Người.
Bằng tấm lòng khoan dung, đại lượng, Hồ Chí Minh đã quy tụ được các bậc yêu nước lão thành, những tri thức lớn, nhiều vị đại thần thuộc Nam triều hay Chính phủ dưới chế độ cũ, nhiều vị chức sắc các tôn giáo, nhiều vụ lang đạo của các dân tộc tộc thiểu số...
* Nụ cười - nét ứng xử văn hoá đặc biệt của Hồ Chí Minh
Tiếng cười là hiện thân của sự sống, lòng yêu đời, trí thông minh, sự coi thường mọi thử thách gian nan của cuộc đời. Tiếng cười cũng là sự uốn nắn nhẹ nhàng đối với mọi cái gì còn tầm thường, thô kệch. Truyền thống lạc quan của dân tộc đã thấm sâu vào máu thịt, tâm hồn Hồ Chí Minh và được Người thể hiện ra một cách tự nhiên trong cuộc sống và trong ứng xử. Đây được xem là nét đặc sắc, cắt nghĩa sự thành công và khả năng chinh phục lòng người của Bác Hồ là Người luôn luôn xuất hiện với một nụ cười trong ánh mắt hoặc trên môi.
Văn hoá ứng xử của Hồ Chí Minh là văn hoá giáo dục, kết hợp giáo dục bằng lời với thực hành bằng công việc thực tế hàng ngày và bằng sự nêu gương. Tất cả những điều đó phải xuất phát từ lòng chân thành, khiêm tốn, giản dị, nhân ái và vị tha. Đó là sức mạnh bền bỉ để con người vượt qua mọi khó khăn, giữ vững được niềm tin, làm chủ chính mình và hoàn cảnh sống nhằm đi tới mục đích của cuộc đời và sự nghiệp.
2. GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH CHO THANH NIấN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong sự vận động của lịch sử, thanh niên có vai trò hết sức quan trọng. Thanh niên là lực lượng chủ chốt trong các hoạt động kinh tế, làm ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội. Thanh niên cũng là lực lượng tiên phong trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định thanh niên là lực lượng cách mạng mạnh mẽ, có sức trưởng thành và vươn dậy không ngừng, có khả năng thích ứng nhanh nhạy trước mọi biến động phức tạp của xã hội. Người từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xó hội” [2; tr.194]. Thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, xung kích trên các mặt trận, góp phần xây dựng hũa bỡnh. Người viết: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [3; tr.216]. Trong quỏ trỡnh xây dựng lực lượng cách mạng, Người luôn coi thanh niên là lực lượng hùng hậu, trẻ, khỏe, hăng hái nhiệt tỡnh, sẵn sàng hy sinh vỡ lý tưởng cao đẹp của Đảng: “tính trung bỡnh, thanh niờn chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân - tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng lớn thỡ phải cú nhiệm vụ lớn” [4; tr.215]. Từ quan điểm đó, Người đó tớch cực tổ chức huấn luyện, phỏt triển lực lượng thanh niên cách mạng của nước nhà.
Hiện nay với vị thế quan trọng trong cơ cấu, thanh niên nước ta đã có mặt ở hầu hết các hoạt động chủ yếu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng khẳng định được vài trò to lớn của mình. Vai trò đó thể hiện cụ thể ở những đóng góp của thanh niên trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, ở tính tích cực chính trị, tinh thần xung kích, năng động, sáng tạo với phương châm hành động "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".
2.2. Văn hoá ứng xử của thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập văn hoá thế giới
Hội nhập toàn cầu là một xu thế không thể tránh khỏi nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Hội nhập về văn hoá cũng sẽ là một xu thế tất yếu, hội nhập văn hoá quốc tế là một quá trình hai chiều vừa tiếp thu văn hoá thế giới vừa đưa văn hoá nước nhà đến với công chúng quốc tế. Mà hơn ai hết thanh niên là thế hệ tiên phong.
Trong quan hệ xã hội và cuộc sống hàng ngày, thanh niên vẫn giữ được truyền thống đạo lý hướng về cái thiện, cái đẹp, tham gia ngày càng đông đảo các hoạt động xã hội nhân đạo. Có nhiều điển hình và tấm gương thanh niên thông qua cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá, thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước, phong trào thanh niên tình nguyện... đông đảo thanh niên tham gia các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà đặc biệt là văn hoá ứng xử của Người.
Trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày thanh niên ngày nay tỏ ra mạnh mẽ, tự tin, chủ động. Rất nhiều thanh niên ngày nay có phong cách ứng xử với người trên, bạn bè một cách có văn hoá, lịch sự. Họ sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh éo le một cách tự nguyện, không vụ lợi... Thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực rèn luyện thân thể góp phần tạo dựng trong tâm hồn những tình cảm tốt đẹp, lòng tự hào về truyền thống văn hoá ứng xử Việt Nam đặc biệt là lòng tự hào về văn hoá ứng xử Hồ Chí Minh, giữ gìn giá trị "chân, thiện, mỹ", xây dựng danh hiệu "người con hiếu thảo", cổ vũ tuổi trẻ các tôn giáo "sống tốt đời, đẹp đạo"... để lập nghiệp và giữ nước. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sống sa đoạ, dối trá, văn hoá ứng xử kém gây mất thiện cảm đối với nhân dân và bạn bè quốc tế.
Bờn cạnh mặt tớch cực, văn hoá ứng xử của giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cần quan tâm của tất cả mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Trong giao tiếp ứng xử, thanh niên hiện nay dường như thiếu đi lối ứng xử trọng tình trọng nghĩa. Lối sống lấy đồng tiền làm chuẩn mực dường như đang thắng thế. Trong giao tiếp ứng xử, thanh niên thiếu đi tính khiêm tốn nhã nhặn. Trong sinh hoạt hàng ngày họ sử dụng những từ ngữ thiếu lịch sử, thậm chí là thô lỗ không những đối với bạn bè cùng trang lứa mà cả với những người lớn tuổi thậm chí là ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo... của mình.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường cũng đang từng ngày từng giờ kích thích lòng tham, tính tư hữu của con người đặc biệt là lớp trẻ hiện nay, thúc đẩy họ chạy đua làm giàu bằng mọi giá thậm chí để đạt tới mục đích họ trở nên ích kỷ, tham lam đặt lợi ích cá nhân lên trên hết.
Như vậy, nhìn chung trong quan hệ xã hội, ứng xử và giao tiếp thanh niên ngày nay có nhiều tiến bộ theo hướng tích cực, tuy nhiên còn có những điều cần được định hướng, giáo dục để họ sống văn minh hơn, văn hoá ứng xử hoàn thiện hơn nữa.
2.3. Giải phỏp giỏo dục văn hóa ứng xử cho thanh niờn Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù hết sức tôn kính và yêu mến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng trên thực tế thanh niên lại ít có điều kiện, tìm hiểu, học tập một cách sâu sắc về tư tưởng của Người, đặc biệt là học tập phong cách ứng xử văn hoá của Người. Vì vậy, việc giáo dục cho thanh niên hiểu được những giá trị to lớn trong văn ứng xử của Hồ Chí Minh là một nhu cầu hết sức cấp thiết đặt ra không chỉ cho bản thân thanh niên mà còn đặt ra cho toàn Đảng, toàn xã hội.
Ứng xử có văn hoá là những suy nghĩ, việc làm, hành vi có tính văn hoá, đạo đức, được thể hiện rõ và trở thành nề nếp trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, để thanh niên hoàn thiện hơn trong văn hoá ứng xử không những đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân thanh niên mà còn phải có sự hướng dẫn giúp đỡ của gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể.
* Đối với thanh niên
Thứ nhất, thanh niên xác định phải say mê, miệt mài sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong các mặt công tác và sản xuất để đạt kết quả cao. Đây chính là ý chí lập thân, lập nghiệp, là chí tiến thủ của thanh niên. Có như vậy, thanh niên mới khẳng định được vị trí của mình là lực lượng xung kích, cánh tay đắc lực và đội hậu bị vững mạnh của Đảng và dân tộc.
Thứ hai, thanh niên phải sống trung thực, biết phân biệt đúng - sai, tốt - xấu; biết bảo vệ và làm theo lẽ phải. Trung thực trong học tập và công tác, không dối mình, dối người. Trước cái xấu, cái ác thanh niên sẵn sàng phê phán. Trước cái tốt, cái đẹp, thanh niên nhiệt tình ủng hộ, bảo vệ và noi theo.
Thứ ba, thanh niên phải là những người ứng xử có văn hoá trong các mối quan hệ hàng ngày. Đức khiêm nhường, lịch sự phải trở thành một biểu hiện nổi trội trong các bạn trẻ.
Thứ tư, thanh niên phải hình thành trong mình tư tưởng, lối sống là biểu hiện cụ thể của lý tưởng. Có lý tưởng cao đẹp thì có lối sống cao đẹp. Thanh niên phải xác định lý tưởng cao đẹp của Đảng ta cũng chính là lý tưởng cao đẹp của thanh niên là: "Phấn đấu cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" và trong hạnh phúc của dân tộc, sẽ có hạnh phúc của chính mình.
Thứ năm, thanh niên phải tôn trọng pháp luật, biết giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt luật giao thông. Đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi bức thiết đối với thanh niên. Tình trạng nhốn nháo, quậy phá, côn đồ, cướp của giết người trong thanh niên đang gia tăng. Những hành vi vi phạm luật giao thông như phóng xe, lạng lách, đánh võng, đua ô tô, xe máy trái phép, gây tai nạn giao thông nghiêm trọng và kinh hoàng cho mọi người đang làm dư luận bất bình.
Thứ sáu, thanh niên phải chủ động hơn nữa trong việc mở rộng quan hệ với thanh niên quốc tế. Bởi có như vậy thì thanh niên chúng ta mới có cơ hội để tiếp thu và lĩnh hội không chỉ tri thức khoa học kỹ thuật, những nền văn hoá tiến bộ trên thế giới mà hơn cả là được đào luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử hơn nữa.
* Đối với gia đình, nhà trường và các đoàn thể
Mỗi gia đình phải thực sự là một gia đình văn hoá. Cha mẹ, ông bà phải là tấm gương mẫu mực để giáo dục con cái trong ứng xử. Phải hướng dẫn con cái có lối ứng xử phải đạo trong mối quan hệ với người trên với thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, phải hướng con cái vào truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc. Phải giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Coi trọng xây dựng văn hoá, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh niên ứng xử có văn hoá.
Đối với nhà trường, nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất, nơi thanh niên dễ tiếp thu về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và cả về tác phong đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong các mối quan hệ. Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng một môi trường thực sự văn hoá trong nhà trường. Muốn vậy` trong mỗi nhà trường cần phải giáo dục cho thanh niên những truyền thống tốt đẹp của văn hoá ứng xử dân tộc đặc biệt là nêu tấm gương ứng xử văn hoá Hồ Chí Minh để thanh niên có thể học tập và làm theo.
Môi trường sống cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với lối ứng xử của thanh niên. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng ở các các làng, bản, xã, phường, cơ quan, xí nghiệp đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên.
Xác định được vai trò to lớn của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta chỉ ra những giải pháp đề góp phần phát triển lực lượng thanh niên:
Thứ nhất, giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh niên làm cho tinh thần yêu nước thấm nhuần vào mỗi thanh niên Việt Nam để ý thức phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trở thành hành động tự giác của thanh niên
Thứ hai, quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần, rèn luyện thân thể là điều kiện để hình thành nhân cách cho thanh niên. Tuyên truyền sâu rộng cách phòng chống những cám dỗ của văn hoá độc hại, những luồng tư tưởng phản động, những ham muốn, thị hiếu thấp hèn để tạo nên môi trường sinh hoạt văn hoá lành mạnh, tạo ra các sân chơi, cuộc thi bổ ích cho thanh niên.
Thứ ba, vận động, thu hút các thành phần thanh niên tham gia sinh hoạt ở các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội thanh niên, Hội sinh viên... để kịp thời phát hiện và có biện pháp giúp đỡ những thanh niên lầm lỡ.
Thứ tư, tăng cường các phong trào thanh niên tình nguyện, góp phần nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của hoạt động này. Xây dựng các chính sách kỷ luật, khen thưởng kịp thời cho các thanh niên tình nguyện.Tạo điều kiện cho thanh niên tiếp sức giúp đỡ bà con lao động, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, không xa rời thực tế, giúp thanh niên hiểu rõ tình hình nước ta còn nghèo, nhân dân ta đang cần lắm những nghĩa cử cao đẹp của các chiến sĩ tình nguyện.
Thứ năm, trấn chỉnh một số mặt đạo đức của xã hội đã bị xuống cấp như tệ quan liêu, tham nhũng và một bộ phận cán bộ thoái hoá biến chất, tình hình tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan ảnh hưởng trực tiếp và là kẻ thù nguy hiểm của thanh niên.
Thứ sáu, tạo điều kiện cho thanh niên giao lưu, tiếp xúc với thanh niên quốc tế và tổ chức cho thanh niên Việt Nam sang các nước bạn hoạt động tình nguyện, giúp thanh niên có những cơ hội mở rộng giao lưu quốc tế để phát triển tri thức.
Văn hoá ứng xử của Người là văn hoá ứng xử hài hoà. Người vừa là lãnh tụ vừa là công bộc của nhân dân, vừa có uy lực lại vừa có sức hút kỳ lạ. Với Hồ Chí Minh, yêu thương, quý mến, trân trọng con người luôn là nền tảng, là gốc. Chính vì vậy mà trong ứng xử, Hồ Chí Minh luôn thể hiện thái độ khiêm nhường, nhã nhặn, lịch sự với tình cảm chân tình nồng hậu, tự nhiên đối với tất cả mọi người không phân biệt đẳng cấp, sang hèn và cả những người đã từng là kẻ thù của Người và dân tộc Việt Nam. Cảm hoá, khoan dung, đại lượng là nét đặc sắc trong văn hoá ứng xử của Hồ Chí Minh, đây cũng là điều làm nên sự vĩ đại của Người.
Với những nội dung và giá trị to lớn như vậy, việc giáo dục cho nhân dân Việt Nam nói chung và thanh niên nói riêng học tập và vận dụng văn hoá ứng xử Hồ Chí Minh cần phải được chú trọng hơn nữa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn mà sự giao tiếp là yếu tố đầu tiên quyết định đến sự thành bại của dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên (2004), Nxb Thanh niên, Hà Nội
2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đặng Xuân Kỳ, Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, H. 2003.
6. Song Thành, Hồ Chí Minh nhà văn hoá kiệt suất, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1999.